Du lịch ngày càng trở nên quan trọng với nhiều quốc gia trên nhiều phương diện. Dưới góc độ kinh tế, hoạt động này đem lại nguồn thu nhập cực kỳ quan trọng trong tổng thu nhập quốc dân (GDP) của nhiều quốc gia. Theo số liệu năm 2019 của Tổ chức Du lịch quốc tế, hai quốc gia có tỷ lệ GDP đến từ hoạt động du lịch cao nhất là Macau (72%) và Maldives (66,1%). Ở Đông Nam Á, tỷ lệ này là 32,7% ở Campuchia; 21,9% ở Thái Lan; 13,3% ở Malaysia; 12% ở Lào; và 9,1% ở Việt Nam. Về phương diện xã hội, phát triển du lịch góp phần tạo việc làm, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần xã hội, thúc đẩy hội nhập, giao lưu trao đổi, tạo lập mạng lưới hợp tác quốc gia, vùng và quốc tế. Các giá trị văn hóa truyền thống cũng vừa được bảo tồn nhờ nguồn lực tài chính thu được từ hoạt động du lịch, vừa được chia sẻ với cộng đồng rộng lớn hơn. Chất lượng môi trường nhờ du lịch cũng được cải thiện bởi đây là điều kiện quan trọng để hấp dẫn du khách¹.
Trong lĩnh vực du lịch, du lịch cộng đồng đang có xu thế phát triển mạnh. Ở Việt Nam, mô hình này đang được triển khai ở nhiều vùng dân tộc thiểu số. Ngoại trừ người Hoa, Khmer và Chăm, hầu hết các tộc người thiểu số cư trú ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đối mặt với nhiều khó khăn. Tỷ lệ nghèo của nhiều dân tộc thiểu số theo số liệu năm 2019 cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước là 4,3 lần (Tổng cục Thống kê, 2019).
Xét về mặt nguồn lực, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng cũng như du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương, 2009). Một số mô hình du lịch cộng đồng được hình thành từ khá sớm như ở bản Lác (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Nhiều cảnh quan sinh thái đã được UNESCO xếp hạng (Trần Thị Huệ, 2004; Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan, 2000). Sự đa dạng về văn hóa của các tộc người thiểu số là điểm nhấn quan trọng, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Việc thúc đẩy du lịch cộng đồng sẽ góp phần thương mại hóa các sản phẩm văn hóa, giới thiệu các giá trị văn hóa địa phương tới mạng lưới rộng hơn. Điều này giúp các cộng đồng thiếu số có thêm nguồn lực, động cơ lưu giữ, bảo tồn các giá trị và thực hành văn hóa của mình. Đây hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trên thực tế, một số mô hình du lịch cộng đồng đã được đề xuất và được thử nghiệm (Chu Thành Huy, Trần Đức Thanh, 2013). Thực tế trên lý giải vì sao nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã và đang xác định phát triển du lịch cộng đồng là một chiến lược dài hạn nhằm đảm bảo tính bền vững cho nền kinh tế. Luật Du lịch ban hành năm 2017 cùng nhiều hệ thống cơ quan từ Trung ương đến địa phương đã được thành lập, đảm bảo việc cung cấp các hỗ trợ pháp lý kịp thời khi loại hình du lịch cộng đồng đưa vào vận hành ở phạm vi rộng. Quy hoạch tổng thể phát triển 7 vùng du lịch cũng đã được Chính phủ thông qua
1. NGUYỄN CÔNG THẢO Hoạt động du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Một đích đến, nhiều con đường/ Nguyễn Công Thảo.- H.: Văn hoá dân tộc, 2022.- 355 tr.: bảng, biểu đồ; 21 cm. Phụ lục ảnh: tr. 333-336. - Thư mục: tr. 337-351 ISBN: 9786047033713 Tóm tắt: Một số vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng và hoạt động du lịch cộng đồng ở Việt Nam; nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng ở một số vùng dân tộc thiểu số và phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại. Chỉ số phân loại: 338.4791597 NCT.HD 2022 Số ĐKCB: TK.00187, TK.00186, TK.00185, TK.00184, |
2. NGUYỄN CÔNG THẢO Hoạt động du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Một đích đến, nhiều con đường/ Nguyễn Công Thảo.- H.: Văn hoá dân tộc, 2022.- 355 tr.: bảng, biểu đồ; 21 cm. Phụ lục ảnh: tr. 333-336. - Thư mục: tr. 337-351 ISBN: 9786047033713 Tóm tắt: Một số vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng và hoạt động du lịch cộng đồng ở Việt Nam; nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng ở một số vùng dân tộc thiểu số và phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại. Chỉ số phân loại: 338.4791597 NCT.HD 2022 Số ĐKCB: TK.00187, TK.00186, TK.00185, TK.00184, |
3. NGUYỄN CÔNG THẢO Hoạt động du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Một đích đến, nhiều con đường/ Nguyễn Công Thảo.- H.: Văn hoá dân tộc, 2022.- 355 tr.: bảng, biểu đồ; 21 cm. Phụ lục ảnh: tr. 333-336. - Thư mục: tr. 337-351 ISBN: 9786047033713 Tóm tắt: Một số vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng và hoạt động du lịch cộng đồng ở Việt Nam; nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng ở một số vùng dân tộc thiểu số và phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại. Chỉ số phân loại: 338.4791597 NCT.HD 2022 Số ĐKCB: TK.00187, TK.00186, TK.00185, TK.00184, |
4. NGUYỄN CÔNG THẢO Hoạt động du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Một đích đến, nhiều con đường/ Nguyễn Công Thảo.- H.: Văn hoá dân tộc, 2022.- 355 tr.: bảng, biểu đồ; 21 cm. Phụ lục ảnh: tr. 333-336. - Thư mục: tr. 337-351 ISBN: 9786047033713 Tóm tắt: Một số vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng và hoạt động du lịch cộng đồng ở Việt Nam; nghiên cứu hoạt động du lịch cộng đồng ở một số vùng dân tộc thiểu số và phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại. Chỉ số phân loại: 338.4791597 NCT.HD 2022 Số ĐKCB: TK.00187, TK.00186, TK.00185, TK.00184, |
Hy vọng kết quả nghiên cứu là gợi ý khoa học hữu ích, co thực tiễn cho việc xây dựng những chính sách thiết thực góp phần phát triển bền vững du lịch cộng đồng gắn với giảm nghèo